Ta là trưởng nữ Thôi Âm của Lễ Bộ Thị Lang, thuở nhỏ lớn lên ở quê ngoại.
Năm ta mười bảy tuổi, bọn họ tới đón ta hồi kinh. Khi ấy mặt mũi của người nào người nấy trông đều vô cùng hiền lành tốt bụng.
Nhưng vừa đóng cửa vào phủ thì lại là một dáng vẻ khác. Tổ mẫu hờ hững, phụ thân chán ghét, mẹ kế Tô Thị tiếu lí tàng đao.
Ca ca cùng mẹ cùng cha của ta cảnh cáo rằng: “Thôi Âm, ngươi phải an phận thủ thường, bằng không ta nhất định sẽ không tha cho ngươi.”
Đích muội ngây thơ hồn nhiên lại cười rộ lên và nói với ta: “Tỷ tỷ lớn lên trong thôn trang ở nông thôn, chắc hẳn không biết áo váy trên người đều đã là kiểu dáng cũ rích ngày xưa. Ta vừa xếp mấy bộ đồ ta không mặc nữa ra rồi, lát nữa ta sai người mang qua cho tỷ nhé.”
Bọn họ còn định gả ta cho tên thế tử quần áo lụa là mới vừa đánh c h ế t chính thê của phủ quận công làm vợ kế.
….
Trước khi vào kinh ta còn đang định treo cổ t ự s á t đây này.
Là do thị nữ Hòe Hoa liều mạng ôm lấy chân ta rồi gào lên:
“Cô nương! Cô nương đừng c h ế t mà! Người của Thôi phủ trong Kinh Thành tới rồi kìa, chúng ta vào kinh tìm việc vui đi!”
Ta bị bệnh, mắc chứng rồi loạn tâm thần, đã không còn chút hứng thú nào với cuộc đời này nữa.
Lúc ta nổi điên, cần phải g i ế t n g ư ờ i mới có thể hưởng thụ chút vui sướng.
Vậy thì, chỉ mong bọn họ có thể mang đến cho ta thật nhiều niềm vui.
Trước khi nhà họ Thôi đến đón ta hồi kinh, ta đang ở trong nha môn của huyện Hòe Lý thuộc Ung Châu, tìm Lý tri phủ để ông ta tính cho ta một quẻ.
Ông già nhỏ gầy đó đầu đội mũ cánh chuồn, người mặc áo cổ tròn, đứng trước mặt ta với vẻ mặt khó xử: “Cô nương, cô tha cho ta đi, tiểu nhân là tri phủ, sao mà biết đoán mệnh cơ chứ?”
Hòe Hoa ôm kiếm trong tay đứng ở một bên, ta ngồi trên ghế chủ tọa trong sảnh, một bàn tay chống đầu: “Không phải mười năm trước Lý đại nhân vẫn còn đang bày sạp đoán mệnh ở đầu phố Bình Lăng đó sao, bây giờ mua được chức quan, từng bước thăng tiến nên quên sạch nghề cũ rồi à?”
Trên trán Lý tri phủ toát đầy mồ hôi lạnh: “Không biết tiểu nhân đã làm gì đắc tội cô nương….”
“Chưa đến nỗi đắc tội, chỉ là mấy hôm trước là ngày giỗ của mẹ ta, bệnh của ta lại tái phát. Ta đành tìm sợi dây thừng chuẩn bị treo cổ, thế mà lại nghe nói nhà họ Thôi ở trên kinh cử người đến rồi, giờ này còn đang ở trong dịch quán của quan nha. Ông cũng biết đấy thôi, cha đẻ của ta chính là Lễ Bộ Thị Lang Thôi Khiêm, là quan viên bậc chính tam phẩm. Ông ấy muốn đón ta về, thân là trưởng nữ của nhà họ Thôi, sao ta có thể không nghe theo lệnh cha?”
“Vậy ý của cô là?”
“Ta mới tìm Vương Mù tính một quẻ, ông ta nói chuyến này ta đi rất hung hiểm, có họa sát thân.”
Ta mở mắt ra nhìn về phía Lý tri phủ, khóe miệng vẫn chứa đựng ý cười: “Ta không tin lắm, năm mười hai tuổi mẹ ta treo cổ trong điền trang ở huyện Mi, hai năm sau nhà cậu ta lại bị thổ phỉ đánh cướp g i ế t hại, nhà họ Lê sụp đổ mà chỉ còn ta sống sót. Ta cứ nghĩ rằng mạng của ta hẳn là rất cứng mới phải.”
“Trên đời này trừ khi tự ta muốn c h ế t, bằng không chẳng có kẻ nào đủ bản lĩnh lấy mạng của ta, ông cảm thấy thế nào?”
Lý tri phủ xoa mồ hôi trên trán: “Cô nương nói chí phải, cô là người có phúc.”
“Phúc phận của ta còn cần Lý đại nhân thành toàn.”
“Cô cứ việc phân phó.”
“Người của nhà họ Thôi đã đến đây rồi thì hẳn là nhất định sẽ đi nghe ngóng chuyện về ta, đại nhân biết nên làm thế nào đúng không?”
“Biết, ta biết rõ. Cô nương cứ yên tâm, kẻ nào dám khua môi múa mép thì tiểu nhân nhất định sẽ không buông tha.”
“Vậy thì đa tạ.”
Ta đứng lên, khẽ gật đầu ra hiệu.
Lý tri phủ vội vàng trả lễ: “Là chuyện ta nên làm, cô nương không cần khách sáo.”
2
Ta, Thôi Âm, là trưởng nữ của nhà họ Thôi, cha ta nhậm chức Lễ Bộ Thị Lang ở Kinh thành.
Thuở nhỏ ta lớn lên ở quê ngoại nơi Ung Châu. Ung Châu có mười lăm huyện, nhắc tới cái tên Thôi Âm thì sợ là chẳng một ai biết. Nhưng nếu nói đến Lê Bạch, vậy thì không ai không hiểu.
Lê Bạch là cái tên mà Nhị cô nương của nhà họ Diêu đặt cho ta vào năm ta mười tuổi.
Lúc đó ta và mẹ ta sống cùng với nhau trong điền trang ở huyện Mi. Điền trang này là sản nghiệp của nhà ngoại ta, nhà họ Lê tiếng tăm một vùng ở nơi đây, nhưng ông ngoại ta đã qua đời vào rất nhiều năm trước.
Ông ấy bị tức c h ế t.
Bởi vì ông có một cô con gái khiến gia tộc mất mặt xấu hổ.
Trước khi xuất giá mẹ ta đã từng nảy sinh tình cảm với một vị biểu huynh ở phương xa tới nhà tìm nơi nương tựa.
Ông ngoại không hài lòng với người nọ, lúc đó ông nội ta đang làm quan nhỏ ở kinh thành, lại còn là bạn tốt nhiều năm của ông ấy. Lúc còn trẻ ông nội từng rất nghèo túng, khi vào kinh đi thi thì có vòng qua đường tắt ở Ung Châu, tình cờ quen biết với nhà ngoại làm kinh thương của ta.
Ông ngoại gửi tặng tiền bạc, có ơn với ông nội nên sau này khi ông nội ta làm quan ở kinh thành đã định ra hôn ước giữa trưởng tử của mình và mẹ ta.
Mẹ ta từ Ung Châu gả chồng đến nơi xa, ông ngoại có tiền nên đồ cưới của mẹ khi ấy đầy ắp ba chiếc thuyền lớn.
Bà ấy gả cho cha ta, trưởng tử Thôi Khiêm của nhà họ Thôi.
Chỉ trong vòng ba năm đã sinh một trai một gái, cuộc sống rất bình lặng yên ả.
Tiếc là sau đó vị biểu huynh nương tựa trong nhà đã đi theo cậu hai của ta vào kinh thành làm ăn, ở tạm trong nhà họ Thôi.
Ta còn chưa được nửa tuổi thì mẹ ta và vị biểu huynh kia của bà ấy đã bị bắt gặp trong tình trạng quần áo xốc xếch ở hậu viện.
Ai ai cũng nói rằng bà ấy lả lơi ong bướm, đứa con gái kia không chừng cũng là con hoang. Vị biểu huynh kia bị nhà họ Thôi đánh c h ế t ngay tại chỗ. Còn mẹ ta, vì thể diện của các con mình thì đáng ra bà ấy nên treo cổ tự vẫn mới phải lẽ. Nhưng cậu hai ta không đành lòng, bèn cùng nha hoàn hồi môn và bà vú của bà ấy lén lút đưa mẹ ta trở về Ung Châu.
Bọn họ chân trước vừa rời đi, chân sau nhà họ Thôi đã gửi một bức thư bỏ vợ tới nhà họ Lê.
Ông ngoại vốn đang bị bệnh liệt giường, khi ấy nghe tin đã lập tức giận giữ đến c h ế t.
Thuở nhỏ ta lớn lên ở nhà họ Lê, sau khi ông ngoại mất, gia đình do cậu cả và cậu hai cùng nhau làm chủ.
Cuộc sống của mẹ ta không hề dễ dàng, bởi vì hai mợ vô cùng khinh bỉ bà ấy.
Mời các bạn mượn đọc sách Mộng Đẹp Như Mơ của tác giả Mễ Hoa.