Tóm tắt, Review và Đánh giá sách Khác Biệt Hay Là Chết của tác giả Steve Rivkin & Jack Trout & Phạm Thảo Nguyên (dịch):
Trong Đế chế của sự chọn lựa và chọn lọc ngày nay, nếu bạn không phải là một Coca-Cola hay một Nike nào đó thì quả là khó để có thể giành lấy một chỗ đứng vững vàng trong tâm trí của người tiêu dùng. Và nếu bạn đã là một thương hiệu hàng đầu thì cũng không phải là dễ dàng để có thể bảo vệ được vị thế đó mãi mãi bền vững cho dù là bạn đã có được cái lợi thế hơn người đó.
Nếu bảo bạn phải tìm ra một hạt nếp trong một rá gạo tẻ thì quả là không dễ, nhưng nếu bạn chỉ phải tìm ra một hạt lúa trong đó thì rõ ràng nhiệm vụ này dễ hơn nhiều. Nhưng dù sao việc tìm này cũng không phải là hoàn toàn đơn giản, bạn cũng cần đến kỹ năng để làm cho hạt lúa kia nổi lên bề mặt của những hạt gạo để bạn có thể nhận diện được nó. Để có thể giành được một chỗ đứng trong tâm trí của người tiêu dùng, thương hiệu của bạn cần
phải là một hạt thóc chứ không phải là một hạt nếp trong rá gạo tẻ này. Đó là sự khác biệt mà bạn cần phải có. Để làm cho hạt thóc (hay viên ngọc ?) của bạn nổi lên trên bề mặt và được nhận biết lâu bền trong tâm trí của người tiêu dùng thì đó lại là nhiệm vụ của chúng tôi, những công ty quảng cáo và marketing. Tìm ra và làm nổi bật sự khác biệt đặc thù của bạn.
Tôi tâm đắc mà giới thiệu với các bạn cuốn sách này, Differentiate or Die hay Khác Biệt hay là Chết.
Hầu như trong suốt một đời làm việc của chúng tôi, tôi và các đồng sự của tôi đều luôn rao truyền về tầm quan trọng của việc “là khác biệt”.
Trong cuốn Vị thế hoá (Positioning), là khác biệt có nghĩa là tự cá biệt hoá trong tâm trí của các đối tượng tiềm năng.
Trong cuốn Chiến cuộc Marketing (Marketing Warfare), là khác biệt có nghĩa là dùng một tư tưởng cá biệt hoá để bảo vệ, để tiến công, để đánh bọc hậu hay để trở thành một du kích, một “Che”.
Trong cuốn 22 Quy luật Marketing bất biến (22 Immutable Laws of Marketing), là khác biệt có nghĩa là dùng một tư tưởng cá biệt hoá để xây dựng
một thương hiệu.
Trong cuốn Đơn giản là Hoàn hảo (The Power of Simplicity), là khác biệt có nghĩa là thiết lập một chiến lược cá biệt hoá.
Là khác biệt hầu như luôn là trọng tâm của mọi việc mà chúng tôi đã làm trong suốt ba mươi năm vừa qua.
Bạn có thể cho rằng lúc này, thông điệp về việc “là khác biệt” của chúng tôi đã được loan truyền rộng rãi. Hầu như mọi người, ai ai cũng đang bận rộn xây dựng sự khác biệt trong các kế hoạch của họ. Không một ai không góp mặt với đời với một ý tưởng khác biệt trong đầu của anh ta, ông ta hay cô ta, bà ta. Có đúng như vậy không ?
Không hẳn như vậy.
Định ý của chúng tôi khi viết cuốn sách này là xét đến hai loại tổ chức. Một loại chưa hề bao giờ để tâm đến chuyện là khác biệt. Họ vào cuộc, mở ra những trận chiến với những yếu tố cạnh tranh như “chất lượng cao,” “giá trị tốt” hay một điều cũ kỹ vẫn luôn có vẻ hấp dẫn – “sản phẩm tốt hơn.” Họ tin tưởng vào những lợi thế cạnh tranh mà họ tự đặt ra cho mình là hơn hẳn mọi đối thủ nhưng rồi chính những gì họ tin tưởng này lại chính là những gì nhanh chóng loại họ ra khỏi cuộc chơi.
Họ tụ tập chung quanh họ với những “bậc thầy chuyên nghiệp,” những người luôn miệng nói về chất lượng, về trao quyền, về việc định hướng vào khách hàng và vô vàn những hình thức lãnh đạo từ nghệ thuật đến phi nghệ thuật khác. Bất hạnh thay, mọi đối thủ của họ cũng được bao quanh bằng những “bậc thầy” tương tự. Không có gì là khác biệt.
Một loại các tổ chức khác, là những tổ chức hiểu được nhu cầu của việc là khác biệt. Nhưng rồi sau một vài nỗ lực phải nói là không đáng kể, họ đành phải chấp nhận là họ không thể và không biết làm sao để có thể tự khác biệt hoá. Họ đành phải chấp nhận là sản phẩm cũng như cách thức bán hàng của họ quả là không khác biệt bao nhiêu với các đối thủ của họ.
Họ đành phải nhắm đến những phương pháp kích hoạt mãi lực vẫn được tin tưởng và áp dụng rộng rãi. Đáng buồn thay, họ vẫn không thể tạo thành sự khác biệt họ muốn có với cùng những phương cách và nhân tố tương tự như mọi đối thủ chung quanh họ.
Những tổ chức này cũng không gặt hái được bao nhiêu hỗ trợ từ những tên tuổi khoa bảng lớn. Ví dụ như Michael Porter của trường đại học Havard, người đã nói về nhu cầu của một Đề nghị Bán Độc quyền (USP, unique selling proposition) nhưng lại không thể nói chính xác là các công ty cần phải làm những gì để đạt được cái Đề nghị Bán Độc quyền này. Ông Porter thực sự chỉ nói đến những gì bên lề như tính liên tiến chiến lược, vị thế chiến
lược, thương mại chiến lược và còn nhiều nữa cho tất cả những ai có thể trả chi phí cho những điều mà ông nói. Vẫn không có gì là khác biệt.
Sự hỗ trợ từ các công ty quảng cáo cũng không đem lại cho họ điều gì tốt hơn. Họ nói và nghe về những gì như tính dễ thương, tính đột phá v.v…
Đối với họ những thứ này có vẻ nghệ thuật hơn là kỹ thuật. Vẫn không có gì là khác biệt ở đây.
Cuốn sách này được viết ra là để thay đổi tất cả những quan điểm được nói đến ở trên. Nó vạch ra nhiều cách để bạn có thể tự mình là khác biệt và tránh khỏi sự cám dỗ của những gì có vẻ là khác biệt nhưng thực sự lại tương đồng.
Với cuốn sách này trong tay, các bạn sẽ ở trong một vị thế tốt hơn để phát triển vững vàng hơn trong môt thế giới đầy cạnh tranh, không hề khoan nhượng. Đây là một cuốn sách có thể tạo ra sự khác biệt cho công cuộc kinh doanh của bạn.
***
Tóm tắt:
Cuốn sách “Khác Biệt Hay Là Chết” của Jack Trout và Steve Rivkin cho rằng trong một thị trường cạnh tranh gay gắt, chỉ những thương hiệu khác biệt mới có thể tồn tại và thành công. Sự khác biệt có thể đến từ sản phẩm, dịch vụ, giá cả, hình ảnh thương hiệu, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác khiến thương hiệu trở nên nổi bật và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Review:
Cuốn sách được chia thành 10 chương, mỗi chương đề cập đến một khía cạnh khác nhau của sự khác biệt. Trong chương đầu tiên, các tác giả giải thích rằng sự khác biệt là chìa khóa để thành công trong thị trường cạnh tranh ngày nay. Họ lập luận rằng các thương hiệu không thể dựa vào giá cả hoặc phân phối để cạnh tranh, mà cần phải tìm ra một điểm khác biệt độc đáo để thu hút khách hàng.
Các chương tiếp theo cung cấp các nguyên tắc và chiến lược cụ thể để tạo ra sự khác biệt. Các tác giả đề xuất rằng các thương hiệu nên tập trung vào những gì họ có thể làm tốt nhất, và tránh cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ. Họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và có tính liên kết với khách hàng.
Đánh giá:
“Khác Biệt Hay Là Chết” là một cuốn sách kinh doanh quan trọng dành cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô. Cuốn sách cung cấp một cái nhìn sâu sắc về tầm quan trọng của sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh.
Dưới đây là một số điểm nổi bật của cuốn sách:
- Cuốn sách cung cấp một cái nhìn toàn diện về sự khác biệt, từ lý thuyết đến thực hành.
- Các tác giả đưa ra các nguyên tắc và chiến lược cụ thể để tạo ra sự khác biệt.
- Cuốn sách được viết một cách súc tích và dễ hiểu.
Kết luận:
“Khác Biệt Hay Là Chết” là một cuốn sách kinh doanh quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên đọc. Cuốn sách cung cấp các kiến thức và thông tin cần thiết để giúp các doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và thành công trong thị trường cạnh tranh.
Đánh giá của tôi:
Tôi đồng ý với quan điểm của tác giả rằng sự khác biệt là chìa khóa để thành công trong thị trường cạnh tranh ngày nay. Trong một thế giới mà mọi thứ đều giống nhau, khách hàng sẽ chỉ nhớ đến những thứ khác biệt.
Cuốn sách cung cấp một cái nhìn sâu sắc về tầm quan trọng của sự khác biệt và cách tạo ra sự khác biệt. Tôi đặc biệt thích chương 2, trong đó các tác giả thảo luận về các loại khác biệt khác nhau. Chương này đã giúp tôi hiểu rõ hơn về những điều cần cân nhắc khi tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu của mình.
Tôi khuyên bạn nên đọc cuốn sách này nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của sự khác biệt và cách tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu của mình.
Mời các bạn mượn đọc sách Khác Biệt Hay Là Chết của tác giả Steve Rivkin & Jack Trout & Phạm Thảo Nguyên (dịch).