Nhục bồ đoàn là một tác phẩm văn học của Trung Quốc sử dụng mặt trái để nói mặt phải, nói con người luôn trông ngóng xa xôi chứ không biết nhìn gần. Câu chuyện bắt đầu vào đời Nguyên (1280-1368), khoảng năm Chí Hòa
Nhân vật chính của Nhục bồ đoàn là Bán Dạ Sinh, biệt hiệu của chàng trai trẻ đam mê tửu sắc, thích ban đêm mà không thích ban ngày, thích lúc nửa đêm mà không thích sau nửa đêm. Đây là người không thích công danh, tự phụ là người thông minh tài hoa nhất trên đời và muốn có những người đẹp nhất thiên hạ.
Nội dung chính Nhục bồ đoàn
Nghe danh một nhà ẩn tu có tiếng, một lần Bán Dạ Sinh đến và nhận lời khuyên từ người này nhưng tuổi trẻ vẫn không thể bỏ phí sự vui chơi.
Lý Ngư là một tác giả tiểu thuyết, kịch bản và một nhà văn hoá lớn của Trung Quốc, ông sinh vào năm Vạn Lịch thứ 38 Triều Minh (1610) và mất vào năm Khang Hy thứ 19 Triều Thanh (1680). Ông là con trai một chủ tiệm thuốc Bắc nổi tiếng ở Lan Khê, tỉnh Chiết Giang. Tên thật của ông là Tiên Lã, tên chữ Trích Phàm, hiệu Thiên Đồ. Khi nhỏ được gia đình cho ăn học và hướng theo nghề kinh doanh thuốc, nhưng ông cũng rất yêu nghề chài cá, thường bỏ nhà theo những người dân chài đi đánh cá nên được mọi người gọi là Lý Ngư (cá chép). Khi theo nghề viết văn ông cũng lấy bút danh Lý Ngư, tên chữ đổi là Lạp Hồng, hiệu Lạp Ông. Trong nhiều tác phẩm ông còn ký tên Hồ thượng Lạp Ông (Ông già Lạp trên hồ).
Lý Ngư là một nhà văn tiên phong có công mở đầu cho trào lưu tiểu thuyết bạch thoại của Trung Quốc. Những tác phẩm truyện dài và tuyện vừa tiêu biểu của ông như “Đệm thịt”, “Mẹ Nam Mạnh dạy Hợp Tam Thiên”, “Kịch câm”, “Lầu 12”, “Truyện Hợp Miên Hồi Văn”, “Liên Thành Bích”, “Liên Thành Bích ngoại biên”, “Nhàn tình ngẫu kỳ”… Lý Ngư cũng để lại cho kho tàng kịch bản Trung Quốc một danh sách kịch mục khá đồ sộ như “Tân Đình tiêu khách”, “Giác Thế bái quan”, “Giác đạo nhân”, “Tuỳ am chủ nhân”, ” Lạp Ông thập chủng khúc”… Ông không chỉ viết kịch mà còn tổ chức kịch đoàn để đi biểu diễn ở khắp nơi. Đánh giá về tác phẩm của ông, giáo sư Patric Hanan, Chủ nhiệm khoa Đông Phương, Trường Đại học Harvert Hoa Kỳ đã gọi ông là “William Shakespeare phương đông”.
Con người sinh ra ở đời lúc nào cũng vất vả, phiền muộn trăm chiều, không mảy may được thư nhàn sung sướng. Cũng may bực thánh nhân mở ra trời đất, bày chuyện ái ân nam nữ để có cái giải muộn giải sầu. Theo lời các nhà nho xưa, thì cái vật phía dưới eo phụ nữ chính là cánh cửa sinh ra ta mà cũng là nấm mồ chôn ta.
Nhưng nếu không có vật này thì e tóc sẽ bạc sớm hơn vài năm, tuổi thọ sẽ giảm đi vài tuổi. Không tin cứ nhìn các vị hòa thượng, có mấy ai bốn năm mươi tuổi mà tóc không bạc có mấy ai bảy, tám mươi mà nhục thân không rã. Hoặc giả nếu cho rằng cứ đem hòa thượng ra mà nói thì khó, thì xem như những cư sĩ tại gia, đều cũng theo con đường này cả.
Xa thì gian dâm với phụ nữ, gần thì bỡn cợt với đồ đệ, cũng không khác kẻ phàm tục, không biết giữ nề nếp. Còn như bọn thái giám đời xưa, gian dâm với phụ nữ không được mà bỡn cợt với đồ đệ cũng không xong, vì còn cái gì đâu để mà gian dâm, còn cái gì đâu để mà bỡn cợt. Da nhăn tóc bạc hơn người, tưởng đã sống tới vài trăm năm, tiếng gọi là ông mà thực có khác chi bà.
Nơi kinh sư Bắc kinh, chỉ có kẻ thường dân là sống lâu, còn bậc nội giám nào đã ai trăm tuổi. Thế mới biết hai chữ Nữ Sắc vốn không làm hại gì ai, chẳng qua vì trong Bản Thảo Cương Mục không từng có ghi vị thuốc này, cho nên việc chú giải không định rõ. Người cho là thuốc bổ, kẻ gọi là thuốc độc, nhưng xét cho kỹ thì quả có bồi dưỡng con người. Dược tính của nó chẳng khác nhân sâm phụ tử, có thể dùng chung với các vị thuốc này. Có thể dùng như sâm mà không thể gọi là cơm. Nếu không dể ý tới phân lượng, không quan tâm tới giờ giấc, chỉ cốt sao cho thật no say thì thường là hại.
Cái lợi, cái hại của nữ sắc cũng thế. Trường phục thì âm dương đều hòa, đa phục thì xung khắc như nuớc với lửa, biết dùng như thuốc thì giải được ẩn uất, ăn như cơm thì hại tinh huyết.
Nếu người đời biết dùng nữ sắc như vị thuốc, không thưa thớt quá mà cũng không dồn dập quá, thì không thể không tốt, mà cũng không thể quá tốt. Lúc chưa gần nữ sắc, trong bụng nghĩ rằng vị thuốc này không độc tại sao lại sợ. Khi đã gần nữ sắc rồi, trong bụng nghĩ rằng vị thuốc này không phải là cơm thì sao cứ đắm đuối say mê.
Như thế thì không những dương không quá, âm không bí, không có người chết non, mà có thể giúp cho trai có vợ, gái có chồng đúng theo vương đạo, không phải là vô ích. Chỉ có điều, vị thuốc này dược tính giống như nhân sâm, phụ tử, nhưng nơi sản xuất, cách sử dụng thì có khác đôi chút, người dùng không thể không thấu.
…
Mời các bạn đón đọc Nhục Bồ Đoàn của tác giả Lý Ngư.